Bất động sản 17/03/2019 18:23

PGS.TS Trần Đình Thiên chỉ thẳng điểm bất thường trên thị trường bất động sản

Doanh nghiệp bất động sản của Việt Nam chủ yếu đầu cơ nên dễ gặp rủi ro và chỉ đóng góp gần 10% GDP hàng năm.

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý được PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra trong Diễn đàn Triển vọng phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019 vừa được tổ chức tại TP. Hà Nội.

PGS.TS Trần Đình Thiên chỉ thẳng điểm bất thường trên thị trường bất động sản  - 1

PGS.TS Trần Đình Thiên

Ông Thiên cho rằng, đây là điểm bất thường đáng báo động cho nên kinh tế Việt Nam. Khi mà đóng góp GDP hàng năm phụ thuộc vào doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ gia đình (chiếm 60% GDP).

Trong khi đó nền kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 7,8%. Trong khi đó, khu kính tế có vốn từ nước ngoài (FDI) chiếm tới 20%.

Từ đó, ông Thiên nhận xét, thực lực cơ cấu của nền kinh tế vẫn cải thiện chậm, hiện tại rất yếu. Số doanh nghiệp “nhỏ và siêu nhỏ” vẫn chiếm 95-96% tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp “vừa” chỉ chiếm khoảng 1,7% tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu quan trọng.

Số doanh nghiệp lớn - chiếm khoảng 2% tổng số doanh nghiệp lại chủ yếu lớn nhờ kinh doanh bất động sản và đang phải đối mặt với một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro, bởi lớn lên nhờ đầu cơ là chính.

“Tài năng của doanh nhân Việt Nam tập trung vào đầu cơ chứ không phải cho đầu tư và cạnh tranh quốc tế, trong khi nguy cơ phạm luật mang tính hiện thực rất cao”, ông Thiên cảnh báo.

Theo ông Thiên, nguyên nhân khu vực kinh tế tư nhân chậm phát triển là do nhận thức về kinh tế tư nhân chậm thay đổi; không định hướng phát triển các thị trường và lực lượng thị trường đúng nghĩa.

Bên cạnh đó, việc kéo dài ưu đãi "phi thị trường" quá lâu đối với khu vực FDI gây méo mó hệ thống. Do đó cần xây dựng chiến lược phát triển DN Việt cho giai đoạn mới, nền tảng là DN tư nhân và trục cốt lõi là các tập đoàn kinh tế; thừa nhận và bảo đảm bằng luật sự bình đẳng của các khu vực kinh tế trong các chính sách, cơ chế quản lý và ứng xử.

Thừa nhận kinh tế tư nhân là động lực phát triển quan trọng, thay đổi quan niệm "cổ phần hóa DN nhà nước", chuyển nó thành quan niệm "tư nhân hóa" và xúc tiến đẩy nhanh quá trình này.

Theo: Tiến Hoàng

Đất Việt 

Chuyên mục: Bất động sản

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *