Doanh nghiệp 28/02/2014 09:24

Đổi mới và cạnh tranh: Bài học từ Samsung Galaxy S5

FICA - Samsung cùng với các tập đoàn Hàn Quốc tên tuổi khác (được gọi chaebol) như LG và SK đã tạo ra một trung tâm đổi mới, giúp Hàn Quốc có được khả năng cạnh tranh và các thương hiệu quốc gia. Việt Nam chưa có một công ty nào nổi tiếng toàn cầu, nhưng có một số công ty lớn có nhiều để tạo ra các trung tâm đổi mới - VNPT, Viettel, FPT.

Sau khi Samsung giới thiệu ra mắt Galaxy S5 với một phong cách trình bày gợi nhớ đến Steve Job tại Hội thảo Thế giới Di động diễn ra ở Tây Ban Nha thứ hai tuần trước, báo chí truyền thông ngập tin về những điểm nào mới mẻ và những điểm nào còn thiếu trong bản mới này.

 
Có thể công nhận sự xuất hiện của S5 đã củng cố danh tiếng Samsung như một công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Điện thoại hàng đầu mới nhất của Samsung nhìn tương tự S4, với màn hình hiển thị 5,1 inch, máy ảnh 16 megapixel và một huấn luyện viên cá nhân. Chỉ riêng hai tính năng này sẽ có tiềm năng cạnh tranh với các máy ảnh kỹ thuật số bỏ túi và các thiết bị huấn luyện viên cá nhân.

Tuy nhiên, cũng như sự xuất hiện của Apple iPhone 5S, người hâm mộ Samsung đã thất vọng khi S5 mới không có các tính năng khác mà họ mong đợi từ một công ty công nghệ hàng đầu; những tính năng này bao gồm nhưng không giới hạn NFC (truyền thông trường gần), sạc điện không dây, tầm nhìn X-quang. Đổi mới ngày nay có vẻ không bao giờ là đủ trong con mắt của người tiêu dùng ngày càng tinh tế.


Dù rằng không thể đáp ứng mong đợi của tất cả người hâm mộ, Samsung tiếp tục gây ấn tượng thế giới công nghệ và kinh doanh với khả năng đổi mới. Theo IFI, Samsung đứng thứ hai chỉ sau IBM, tính về số lượng bằng sáng chế ở Mỹ trong năm 2013. Samsung đăng ký 4.676 sáng chế, trong khi Google là 1.851 và Apple là 1.775.

Rõ ràng, chiến lược đầu tư vào R & D đã thay đổi, và biến một công ty không tên tuổi được thành lập năm 1938 với 30.000 won, xuất khẩu cá Hàn Quốc khô và rau quả tới Trung Quốc, thành một công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Và quan trọng hơn, Samsung cùng với các tập đoàn Hàn Quốc tên tuổi khác (được gọi chaebol) như LG và SK đã tạo ra một trung tâm đổi mới, giúp Hàn Quốc có được khả năng cạnh tranh và các thương hiệu quốc gia .


Việt Nam chưa có một công ty nào nổi tiếng toàn cầu, nhưng có một số công ty lớn có nhiều để tạo ra các trung tâm đổi mới - VNPT, Viettel, FPT. Các công ty này hội tụ các yếu tố cần thiết để giúp đẩy mạnh đổi mới ở Việt Nam: môi trường làm việc ưa thích đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học tài năng và có tinh thần doanh nhân, lợi thế các nguồn lực quốc gia để đầu tư vào R & D, quan hệ kinh doanh bền chặt với các cơ quan chính phủ.


Báo cáo Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) năm 2013 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xếp hạng Hàn Quốc thứ 18, Việt Nam là thứ 76 – đứng trước Indonesia 85 và Philippines 90 và sau Thái Lan 57. Cần thời gian để xây dựng lực trong cuộc đua đổi mới; nhưng có thể có một giải pháp đường vòng cho Việt Nam: xây dựng một mạng lưới mở và rộng khắp cho đổi mới. Hiện đang có ngày càng nhiều các nhà khoa học và doanh nhân Việt Nam thành công ở nước ngoài.

Một thành công gần đây là hai doanh nhân công nghệ Tân Lê và Nam Đỗ, hai người Úc gốc Việt đồng sáng lập Emotiv Systems để sản xuất các giao diện máy tính chủ. Một trung tâm ảo cho đổi mới Việt Nam, kết nối các khởi nghiệp công nghệ trong nước với các nhà khoa học và doanh nhân Việt kiều có thể là cách để kiên định nuôi dưỡng văn hóa đổi mới và giới thiệu các sản phẩm mới của Việt Nam với các thị trường thế giới.


Liệu Galaxy S5 có thể giúp duy trì thành công của dòng điện thoại Samsung Galaxy? Bây giờ vẫn còn sớm để trả lời. Sự thành công của sản phẩm công nghệ tuyệt vời này phụ thuộc nhiều vào hệ sinh thái - các nhà cung cấp điện thoại và Internet, sự thích nghi và sử dụng của khách hàng hiện tại và tiềm năng, các ứng dụng di động tận dụng các tính năng mới. Sự thành công còn phụ thuộc vào cạnh tranh khốc liệt. Bây giờ, có thể công nhận sự xuất hiện của S5 đã củng cố danh tiếng Samsung như một công ty công nghệ hàng đầu thế giới, và một trung tâm tạo ra lợi nhuận thông qua đổi mới kết nối các công ty Hàn Quốc với nền kinh tế toàn cầu.

GS. Tùng Bùi 
Giám đốc Chương trình Vietnam EMBA, Đại học Hawaii

Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *