Bất động sản 18/03/2019 07:02

Điên đảo vì siêu cò tung chiêu thổi giá đất; cư dân thức trắng đêm đòi sổ đỏ

Tin đồn sáp thất thiệt được tung ra nhiều nơi nhằm mục đích thổi giá đất; cảnh báo sốt đất cục bộ tại nhiều địa phương trên cả nước hay những tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu xung quanh vấn đề sổ đỏ… là những thông tin bất động sản nổi bật tuần qua.

"Siêu cò" tụ hội, đất Vân Đồn lại nóng lên từng ngày

Suốt một thời gian, khoảng gần nửa năm kể từ khi dự án Luật Đặc khu bị Quốc hội tạm gác lại đồng thời UBND tỉnh Quảng Ninh có chỉ đạo tạm ngừng không cho giao dịch, thị trường bất động sản (BĐS) Vân Đồn trở lên nguội lạnh. Nhiều nhà đầu tư-nhất là những người vay tiền bạn bè, ngân hàng để đầu tư, mua đất ở đây như ngồi trên đống lửa.

sot dat.jpg

Tuy nhiên thì từ khoảng 1 tháng trước tết đến nay, giá đất tại Vân Đồn bắt đầu nóng “hầm hập” trở lại. Cứ mỗi ngày, giá các lô đất ở nhiều khu vực, dự án lại mỗi khác.

“Cò” nhiều chiêu trò, Đà Nẵng chấn chỉnh hoạt động mua bán đất

Trước tình trạng “cò” đất sử dụng nhiều chiêu trò, bịa đặt thông tin không đúng sự thật nhằm gây sốt giá đất để trục lợi, Thành uỷ Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các ban, ngành chức năng chấn chỉnh hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai trên địa bàn thành phố.

cò đất.jpg

Cụ thể, ngày 14/3, Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng đã có công văn số 3005-CV/TU đến các ban, ngành chức năng liên quan yêu cầu chấn chỉnh hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai trên địa bàn thành phố (TP).

Nội dung công văn nêu rõ, thời gian qua, lợi dụng tình hình sôi động của thị trường bất động sản trên địa bàn TP, giới cò đất đã sử dụng nhiều chiêu trò, bịa đặt thông tin không đúng sự thật nhằm gây sốt giá đất để trục lợi, nhất là trên địa bàn huyện Hòa Vang. Điều này ảnh hưởng đến an ninh trật tự, gây bất an trong dư luận xã hội.

Quảng Nam: Tung tin đồn sáp nhập một số xã vào Đà Nẵng để thổi giá đất

Vài ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin cho rằng một số xã, phường của thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) sẽ được sáp nhập vào TP Đà Nẵng.

Đi kèm với đó là những chiêu trò kinh doanh “đồn thổi” thông tin về giá đất tăng cao của các nhóm, hội kinh doanh bất động sản nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và cũng chính những nhóm này mua đi bán lại đất đai bằng hợp đồng đặt cọc ảo để đánh lừa nhà đầu tư, người dân có nhu cầu mua đất.

Từ đó sẽ gây “sốt ảo” giá đất để thu lợi nhuận, gây nhiễu loạn thị trường, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Phú Yên: Truy tìm người giả Quyết định Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghi nhằm mục đích “thổi” giá đất

Hôm 8/3, trao đổi với ông Bùi Thanh Toàn, Bí thư Huyện ủy Đông Hòa (Phú Yên), cho biết: đã có chỉ đạo cho các ngành các cấp, Phòng VHTT và Đài truyền thanh huyện thông tin cho người dân biết về Quyết định giả mạo do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà ký về việc công nhận TX. Đông Hòa là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Phú Yên để tránh bị lợi dụng bởi thông tin sai sự thật. Đồng thời đề nghị cơ quan Công an huyện vào cuộc điều tra làm rõ sự việc để có hướng xử lý.

co dat.jpg

“Nội dung này được đăng trên một nhóm chuyên mua bán bất động sản bởi một tài khoản cá nhân không rõ tên tuổi. Còn động cơ của người này là gì thì phải bên công an điều tra xác định mới rõ được…” ông Toàn thông tin.

Hà Nội đề xuất đưa 4 huyện lên quận: Người dân "ngơ ngác" trong cơn sốt đất

Gần đây, thị trường Hà Nội xuất hiện thông tin đất thổ cư, đất nền vùng ven đồng loạt dậy sóng với mức tăng nóng 20-30%, thậm chí nhiều khu vực mức tăng đạt 70-100% chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2019.

Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm – những huyện có thông tin lên quận vào năm 2020 là tâm điểm của những biến động ngoạn mục về giá. Trên thực tế, đất Hà Nội ở những khu vực trên có thực sự sốt nóng? 

Theo khảo sát của PV, tại Gia Lâm, nhiều người dân dường như “ngơ ngác” với thông tin đất tăng giá trong 2 tháng đầu năm. Bà Hoàng Năm, một người dân tại Đa Tốn cho biết: “Đợt trước, khi dự án Vincity Gia Lâm được khởi công xây dựng tôi cũng thấy thông tin sốt đất.

Khi đó, một số người đầu tư có đến hỏi mua đất. Gần đây có thông tin lên quận thì cũng nghe phong thanh đất tăng giá. Nhưng từ sau Tết đến giờ, dân chúng tôi vẫn làm ăn, sinh sống bình thường, không sôi sục về chuyện đất cát vì không thấy người hỏi mua”. 

Quảng Ngãi: Xử lý "cò đất" tung tin giả về siêu dự án ven biển

 Ngày 15/3, phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị này đã xác định được chủ nhân tài khoản Zalo đăng thông tin thất thiệt về siêu dự án nghỉ dưỡng ven biển xã Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi).

dat dai.jpg

Chủ nhân của thông tin thất thiệt này là nữ nhân viên kinh doanh bất động sản tên T. (23 tuổi, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi).

Trước đó, T. đưa lên zalo bài viết với nội dung “Nghe nói tập đoàn Dubai với tài sản 120 tỉ USD đang nghiên cứu bờ biển Nghĩa An (TP. Quảng Ngãi) thành khu siêu nghỉ dưỡng ven biển. Rất phù hợp với hàng loạt siêu dự án như: Cầu Cửa Đại, Đập Dâng, Thiên Mã, Mỹ Khê beach, cảng neo đậu tàu thuyền Nghĩa Phú, đường ven biển”...

Cảnh báo sốt đất cục bộ tại nhiều địa phương trên cả nước

Tp.HCM là khu đô thị đất chật người đông, đất nền luôn là sản phẩm hiếm được ưa chuộng. Hiện tượng sóng ngầm đất nền cũng đang rục rịch trở lại đây sau thời gian tạm yên bình.

Ngay khi thông tin duyệt xây cầu tại Cần Giờ, đất tại đây nhanh chóng nóng trở lại. Nhà đầu tư rồng rắn kéo đuôi nhau trở lại với Cần Giờ sau một thời gian dài bỏ bê.

Hiện tượng tăng giá cục bộ này được dự báo nếu không kịp thời có những chính sách điều chỉnh, rất dễ xảy ra tình trạng tái diễn 2 cơn sốt đất nền từng xuất hiện trong năm 2017-2018, không có lợi cho sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.

Khách hàng vây trụ sở công ty bất động sản cả đêm để đòi sổ đỏ

Tối 14/3, hàng trăm khách hàng đã tụ tập tại trụ sở Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Hoàng Nhất Nam (Nhất Nam Land) để tiếp tục đòi sổ đỏ.

Theo các khách hàng, đã 4 tháng nay, những người đặt cọc tiền mua đất tại Nhất Nam Land không thể liên lạc được với ông Nguyễn Đức Tâm - Chủ tịch HĐQT Công ty này.

Tập trung tại trụ sở Nhất Nam Land, các khách hàng yêu cầu lãnh đạo công ty phải trả lời rõ ràng về số phận của 3 dự án Sakura, Hera, Eco Future Park thuộc thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam).

Khách hàng mua dự án Gold Hill "quậy tưng" vì chưa có “sổ đỏ”

Sáng 14/3, hàng chục khách hàng mua đất nền tại dự án Gold Hill đã đến trụ sở của Tập đoàn Đất Xanh (đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM) để đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

tap-doan-dat-xanh-1-1552554759644.jpg

Theo ghi nhận của Dân trí, nhân viên của Tập đoàn Đất Xanh chỉ mời khách mua đất lên phòng họp. Người thân của khách hàng phải ở bên ngoài. Điều này đã khiến nhiều khách hàng không đồng ý dẫn đến việc mọi người kéo nhau ra phía trước Tập đoàn Đất Xanh và căng băng rôn phản đối.

Nhân viên của Tập đoàn Đất Xanh đã “đuổi” những khách hàng phản đối ra khỏi khuôn viên của tập đoàn này. Không bỏ cuộc, hàng chục vị khách vẫn tiếp tục căng băng rôn gần khu vực trụ sở của Tập đoàn Đất Xanh nhằm tỏ thái độ phản ứng với tập đoàn này.

Chủ đầu tư mang chung cư thế chấp: Người dân nguy cơ bị đuổi ra khỏi nhà

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Nam Á vừa thông báo sẽ thu giữ và xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với chung cư Khang Gia Tân Hương tọa lạc tại (số 377 đường Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TPHCM) và hai khu đất khác của chủ đầu tư này và sẽ đưa tài sản ra bán đấu giá.

 Trước đó, khách hàng mua căn hộ tại dự án 584 Tân Kiên, huyện Bình Chánh tá hỏa khi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ra thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của Cty CP đầu tư Y tế Việt Nam và Cty CP Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 với tổng trị giá gần 1.100 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Đực, Ủy viên Ban chấp hành của Tổng Hội xây dựng Việt Nam cho rằng, chủ đầu tư cùng một lúc vừa mang sản phẩm đã bán, vừa mang đi thế chấp ngân hàng đã đẩy rủi ro cho người mua sản phẩm đó và khiến họ có nguy cơ không làm được sổ hồng…

Nguyễn Khánh

bannerchanbai-1547865311083.gif

Chuyên mục: Bất động sản

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *