Chính sách 14/08/2014 17:30

Tranh chấp đất đai chiếm 80% tổng số khiếu nại

FICA - Thông tin được đưa ra tại Hội thảo do Ngân hàng thế giới và Tổng cục quản lý đất đai tổ chức diễn ra sáng 14/8, tại Đà Nẵng.

Theo Ngân hàng thế giới, các tranh chấp liên quan đến đất đai ở Việt Nam khá phổ biến, chiếm khoảng  70-80% tổng số khiếu nại mà Nhà nước nhận được hàng năm, chưa tính đến các vụ việc do cộng đồng tự giải quyết không chính thức.
 
Tuy nhiên, vẫn chưa có công cụ giám sát mang tính hệ thống hoặc phản hồi về chính sách. Tranh chấp đất đai thường mất thời gian giải quyết và có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng  đất đai.
 
Các  tranh  chấp  hành  chính  thường  mất  trung  bình  40-75  ngày  để  giải  quyết.  Trong khoảng 70-90% các vụ dân sự, một quyết định giải quyết xung đột liên quan đến đất đai được đưa ra lần đầu tiên giải quyết tại tòa án phải mất trong vòng một năm.
 
Các xung đột tồn đọng dài ngày  liên quan đến đất đai chiếm khoảng 10-20% tổng số vụ tranh chấp đất đai đang giải quyết  tại  tòa  án. Quy trình giải  quyết  khiếu kiện về đất đai tại  tòa  án  đang được  vận  hành nhưng các chi phí còn cao và quy trình đó thường kéo dài.
 
Quang cảnh hội thảo 
Quang cảnh hội thảo 

Đối với việc cung cấp thông tin về đất đai cho người dân, Ngân hàng thế giới cho biết, nhờ có sự đầu tư sâu rộng của Nhà nước cho công tác  đo  đạc  và lập bản đồ địa chính, 70-90% các thửa đất do tư  nhân nắm giữ đã  được đăng ký tại các cơ  quan đăng ký, cơ  quan địachính  và  có thể xác định dễ dàng trên bản đồ địa chính tương ứng.

Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin đất đai cho cộng  đồng  còn gặp một số khó khăn. Trước tiên, một số thông tin về quyền tài sản của người sử dụng đất tư nhân tương ứng chưa được công khai. Hoàn cảnh này là  do  còn  thiếu  các  quy  định  pháp  luật  tương  ứng  và  việc  đăng  ký  đất  đai  và  việc  cấp GCNQSDĐ hiện vẫn còn quá  chậm.

Mặt khác, trong những năm gần đây, nhiều địa phương không cập nhật hồ  sơ  địa  chính nhằm  phản ánh kịp thời các thay đổi thường xuyên về trình trạng sử dụng đất. Do đó, chưa đến 50% thông tin  địa chính  được cập nhật, hạn chế tính hữu ích của các thông tin đất đai hiện có thể  tiếp  cận. Việc này ảnh hưởng chất lượng thông tin.

Thứ hai, tiến độ tích hợp dữ liệu không gian và dữ liệu văn bản, cũng như việc thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin đất đai vẫn còn chậm so với kế hoạch. Do đó, phần lớn thông tin đất đai vẫn chưa được quy chiếu không gian, làm  giảm  giá trị của thông tin.

Thứ ba, tính kịp thời trong việc đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin đất đai tại cơ quan đăng ký như xin một bản sao hoặc trích lục các tài liệu ghi chép về quyền sử dụng đất thường mất hơn 1 tuần sau khi nhận được yêu cầu. Tiếp cận còn hạn chế về thông tin đất đai đối với các đối tác phi chính phủ (bao gồm cả ngân hàng) làm giảm giá trị của việc đăng ký đất đai cho phát triển kinh tế.

Cuối cùng, đầu tư vốn cho hệ thống thông tin đất đai và tổng phí thu được của các cơ quan đăng ký chỉ chiếm dưới 50% tổng chi phí hoạt động của  cơ  quan  đăng ký, đe dọa tính bền vững cần  có  của hệ thống về ngắn hạn và trung hạn.

Khánh Hồng
Chuyên mục: Chính sách

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *